T̶ừ̶ ̶c̶h̶ố̶i̶ ̶h̶ồ̶i̶ ̶m̶ô̶n̶

Có người nói vui rằng: “Lấy chồng giàu chưa chắc đã sướng nhưng lấy chồng nghèo thì chắc chắn khổ”. Vậy mà cách đây 60 năm, có cô tiểu thư Hà thành quyết từ chối thiếu gia chỉ để chờ cưới một chàng trai nhà nghèo.

Những chuyện tình của các mỹ nhân Hà thành xưa luôn mang đến sức hút khó tả bởi ai nấy cũng đều tò mò rằng, liệu một người phụ nữ vừa xinh đẹp, xuất thân cao quý và tiếng tăm vang dội như vậy thì người đàn ông mà họ chọn sẽ luôn là một vị thiếu gia đẹp trai, phong lưu và có tài năng hơn người?

Song cách đây 60 năm đã có một người đẹp nức tiếng Hà thành quyết từ chối lời cầu hôn của một vị thiếu gia giàu có để chờ đợi được sum vầy cùng người mình yêu. Câu chuyện tình từng một thời chấn động phố cổ ấy đến hiện tại mỗi khi được nhắc lại vẫn khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ.

hình ảnh


Từ chối hồi môn 6 căn nhà ở phố cổ, tiểu thư tài sắc chờ cưới chàng trai nghèo: 60 năm đáng giá (Ảnh: Vietnamnet)

Đó là câu chuyện của bà Bạch Thị Tường Vy (sinh năm 1932) và ông Trương văn Thảo (sinh năm 1926) mà tôi có dịp đọc được trên trang Vietgiaitri cuối tuần rồi. Được biết thuở còn trẻ, bà Vy là người đẹp nức tiếng phố cổ, là con của một gia đình giàu có với khối tài sản vô cùng bề thế. Thời đấy, người dân trên phố Hàng Cót nơi gia đình bà Vy sinh sống đều nghĩ sau khi thành thiếu nữ, bà sẽ chọn cưới một người đàn ông “môn đăng hộ đối”. Ấy vậy mà cách đây hơn 60 năm, nàng tiểu thư Hà thành lại chọn yêu và cưới một người đàn ông nghèo khó, cũng chính là chồng bà Vy hiện tại – ông Trương Văn Thảo.

Được biết bà Vy và ông Thảo quen nhau từ năm bà 14 tuổi song họ chỉ là bạn bè. Cho đến năm ông Thảo bị địch bắt về hậu phương, bà Vy đã đuổi theo và nhắn ông viết thư về thì tình cảm trong ông mới nảy nở. Tiểu thư phố cổ chia sẻ, chuyện tình của họ ngay từ khi bắt đầu vốn đã gặp nhiều khó khăn chứ chẳng hề bình lặng. Những năm kháng chiến khi ông Thảo vắng nhà, gia đình bà Vy muốn con gái lấy một chàng công tử nhà giàu. Gia đình đàng trai thậm chí đã mang lễ vật đến dạm ngõ và hứa cho 6 căn nhà trên phố cổ nhưng bà vẫn không chịu.

hình ảnh
Ảnh chụp năm 1959 của bà Vy và ông Thảo (Ảnh: Vietgiaitri)

Cho đến 7 năm sau, ông Thảo, bà Vy mới có thể tổ chức một lễ cưới đơn sơ với vỏn vẹn 4-5 mâm cơm mời anh em, họ hàng. Mà chi phí cho ngày vui khi ấy cũng do toàn bộ gia đình bà Vy lo vì bố mẹ ông Thảo đều đã mất mà ông lại rất nghèo.

“Tuổi trẻ ai cũng có nhiều người yêu, nhưng từ chuyện yêu đến chuyện có thể chung sống hòa hợp là không hề đơn giản. Bà nhà tôi có đủ công, dung, ngôn, hạnh. Tôi quý nhất ở bà là bà hiền và rất ngoan. Bà cũng là người chung thủy, bao nhiêu người đến hỏi cưới trong lúc tôi đi kháng chiến nhưng bà vẫn chờ tôi.

Trong quá trình chung sống, bà nhà tôi là người khéo léo và nhẫn nhịn. Bà thấy tôi đi nhiều nhưng không bao giờ trách móc chồng. Khi tôi về đến nhà là vợ đã chuẩn bị cơm canh sẵn sàng. Thậm chí có hôm, tôi về khuya, bà vẫn nấu cốc chè chờ sẵn. Vì thế nếu mình có làm sai thì cũng tự suy nghĩ, tự thấy ân hận và lần sau tránh đi”, ông Thảo bộc bạch.

Nói về chồng mình, bà Vy cũng không ngớt lời khen ngợi. Bà bảo: “Ông nóng tính nhưng cũng rất vui tính. Nhiều lúc ông cũng rất chiều vợ. Khi tôi ốm, biết tôi thích ăn mỳ vằn thắn thì đêm tối ông cũng lái xe đi tìm mua chứ không hề nhờ con cháu. Tôi nằm viện, chiều nào ông cũng vào thăm. Khi vào, bao giờ ông cũng mang theo một cặp lồng thức ăn và ngồi tỉ tê để tôi phải ăn hết.”

“Trong cuộc hôn nhân, lúc chồng bực mình thì vợ nên nhịn, đi ra chỗ khác. Không bao giờ có chuyện chồng vừa nói vợ đã quát lại luôn. Ngoài ra, người phụ nữ thời xưa luôn luôn phải biết nữ công gia chánh”, bà Vy chia sẻ thêm về bí quyết giúp vợ chồng hòa hợp trong một cuộc hôn nhân.

hình ảnh

Đã trải qua hơn 60 năm kết hôn nhưng họ vẫn luôn dành cho nhau những lời tốt đẹp, cuộc sống hôn nhân của họ khiến con cháu không khỏi ngưỡng mộ (Ảnh: Vietgiaitri)

Người ta nói thời gian chính là “phép thử” của tình yêu, nó còn có sức mạnh biến những thứ tưởng chừng vô hạn thành có hạn. Ngày xưa khi chưa biết nhiều về những cuộc tình tan vỡ người ta sống hạnh phúc hơn, ngày nay khi lướt đâu trên mạng xã hội bạn cũng thấy những cuộc chia ly vội vã thì thật khó tin tưởng vào tình yêu. Nhưng mà, khó không có nghĩa là nó không tồn tại và chính vì khó nên nó mới đáng trân quý biết bao. Và câu chuyện tình yêu hơn 60 năm qua của ông Thảo và bà Vy trên đây đã khiến bản thân tôi thêm tin vào những điều tuyệt vời nhất mà tình yêu có thể mang đến cho mỗi người.

Hi vọng rằng, ai trong chúng ta sau này cũng sẽ tìm được một người vợ công dung ngôn hạnh như bà Vy, một người chồng cả đời chung thủy như ông Thảo, và cũng như họ có được một tình yêu son sắc suốt nửa thế kỷ.

Sau gần 40 năm thất lạc, câu bé 4 tuổi lạc mẹ ở ga tàu năm ấy đã có cuộc đoàn tụ xúc động và đầy nước mắt với máu mủ của mình. Đó là kết quả của sự nỗ lực tìm kiếm không ngừng dù ký ức của họ về nhau rất mơ hồ.

Mỗi gia đình, mỗi con người đến với chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” đều có một câu chuyện, hoàn cảnh thật đặc biệt. Có những cuộc ly biệt tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại nhau nhưng bằng một “phép màu” nào đó, họ lại bất ngờ tìm thấy nhau, ngay khoảnh khắc thiêng liêng ấy, ai nấy cũng đều vỡ òa trong nước mắt…

Như câu chuyện của anh Nguyễn Văn Sáng dưới đây cũng vậy mọi người ạ, bên cạnh niềm hạnh phúc trong cuộc đoàn tụ cùng người thân sau hơn 4 thập kỷ xa cách, đó còn là niềm day dứt, vỡ òa của người con sau khi được lắng nghe câu chuyện về người mẹ ruột. Tất cả những cảm xúc ấy hòa lẫn lại đã đem đến thật nhiều suy nghĩ trong lòng khán giả xem truyền hình.

hình ảnh
Lạc mẹ ở ga tàu, cậu bé 4t được người phụ nữ khiếm thị nuôi lớn: Cuộc đoàn tụ sau 40 năm đầy nước mắt (Ảnh: Như chưa hề có cuộc chia ly/ Vietgiaitri)

Thông tin từ chương trình, anh Nguyễn Văn Sáng từng có một gia đình hạnh phúc gồm bố mẹ và một cậu em trai tên Hường. Vào năm 1979-1980, khi mới khoảng 4 tuổi, anh được mẹ đưa về quê ngoại bằng tàu hỏa. Do đường xa, phải đi tàu mất một ngày đêm nên họ đành ngủ lại ga. Trớ trêu thay, mẹ anh quên túi trên tàu, phải gửi anh cho một người nào đó ở quán tại trạm nghỉ để quay lại lấy đồ. Tuy nhiên, vì sợ lạc mẹ, anh Sáng đã chạy theo và “mất phương hướng” từ đó.

Tôi chạy theo, ngày đó không có điện như bây giờ mà chỉ dùng đèn bão nên mọi thứ tối lờ mờ. Tôi không biết mình có chạy đúng lên tàu đó hay tàu khác nữa. Lối lên tàu rất cao nên tôi không bước nổi, chỉ đứng đó khóc. Một người phụ nữ đã nhấc tôi lên tàu và dỗ: “Lên đây cô cho ăn bánh”. Sau đó tôi vẫn khóc thì cô bảo: “Về nhà cô, cô nuôi”.

Một lúc sau thì tàu chạy, tới ga Bắc Giang họ đưa tôi vào chỗ trạm trưởng ở đó và nói lên loa nhưng không có tín hiệu gì. Ở đó khoảng 1 tháng thì có một ông đến làm thủ tục xin tôi về cho người dì, tức là mẹ nuôi của tôi bây giờ, sống ở Chí Linh, Hải Dương“, anh Sáng kể.

hình ảnh
Lạc mẹ năm 4 tuổi, anh Sáng đăng ký tìm lại gia đình bằng ký ức mong manh (Ảnh: Như chưa hề có cuộc chia ly/ Vietgiaitri)

Được biết, sau khi được đưa về Hải Dương thì anh Sáng sống cùng mẹ nuôi khiếm thị và bà ngoại. Cái tên Nguyễn Văn Sáng cũng là do mẹ nuôi đặt cho anh. Năm 15 tuổi thì ngoại mất, anh một mình nuôi mẹ rồi 7 năm sau kết hôn. Hiện tại, anh đang làm việc tại Angola, gia đình đã có một con trai 19 tuổi và con gái 14 tuổi.

Thời điểm lạc mẹ đến lúc trưởng thành, trong thâm tâm anh Sáng lúc nào cũng nhớ về gia đình ruột thịt và nuôi hi vọng tìm về với cội nguồn. Tình cờ biết đến chương trình “Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly”, anh và vợ con đã quyết định đăng ký để kể về câu chuyện của mình. Cùng thời điểm đó, anh Phạm Văn Hường (sống tại Bắc Giang) cũng đăng ký tìm anh trai tên Phạm Văn Hùng, thất lạc tại ga Kép. Trò chuyện tại chương trình, anh Hường tâm sự: “Khi tôi lớn lên khoảng 4-5 tuổi thì thấy ở nhà có hai cái cặp lồng. Mẹ nói cặp lồng này để đựng cơm cho hai anh em đi nhà trẻ, một cái ghi tên Hùng, một cái ghi tên Hường. Lúc đó tôi mới biết mình có một người anh và mẹ cũng kể lại cho tôi nghe câu chuyện về anh“. Câu chuyện của hai người có nhiều điểm tương đồng nên phía chương trình đã kết nối. Tuy nhiên, khi biết được điều đó, anh Sáng lại tủi thân và tự hỏi rằng: “Nếu người chương trình tìm được là mẹ của tôi thật, thì tại sao mẹ lại không đi tìm tôi?

Giải thích về điều này, anh Hường bộc bạch rằng: “Mẹ đã đi tìm anh hết sức của bà. Mẹ đi tìm nhiều lần, nghe theo người ta giới thiệu xuống cả Yên Dũng (Bắc Giang) để tìm. Năm 1990, mẹ nhờ cậu lên Đài tiếng nói Việt Nam để tìm người. Năm 1997 vì thương nhớ anh quá nên mẹ bị đột quỵ, lúc còn tỉnh táo, bà viết chữ xuống tấm ván ở chum gạo là: “Hãy đi tìm anh Hùng. Khi nào mẹ mất thì đưa mẹ vào chùa Hàm Long. Sau đó, các con nhà cậu phát hiện ra mẹ uống thuốc sâu tự tử. Nhưng may mắn là mẹ qua khỏi, bà vẫn còn sống nhưng rất yếu“.

hình ảnh
Anh Hường là em trai của anh Hùng/ anh Sáng (Ảnh: Như chưa hề có cuộc chia ly/ Vietgiaitri)

Sau quá trình tìm hiểu, sử dụng một số phương pháp y học, kết quả xác định anh Sáng chính là anh Hùng, lắng nghe được sự thật nhói lòng về mẹ ruột, anh Sáng đã bật khóc nức nở ngay trên sóng truyền hình. Có lẽ do từng có lúc trách nhầm mẹ không đi tìm mình, ai dè sự thật mẹ đã đau khổ, buồn tủi đến mức phát bệnh, nghĩ quẩn vì để lạc con… khiến anh cảm thấy thương mẹ và dằn vặt bản thân mình. Vậy là sau gần 40 năm xa cách, người đàn ông U50 rốt cuộc đã có thể đoàn tụ với gia đình, được trở về trong vòng tay của máu mủ, ruột thịt.

hình ảnh
Vào thời khắc đoàn tụ, dù đã là người đàn ông U50 nhưng anh Sáng cứ như một đứa trẻ, bật khóc nức nở trong hạnh phúc (Ảnh: Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly)

Lúc ngồi chia sẻ lại câu chuyện mà tôi đã xem đến mọi người, thực sự tôi đã xúc động đến mức rơi nước mắt. Đúng là tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng, cao quý nhất mà mỗi người có được trong cuộc đời này, mọi người nhỉ? Câu chuyện lạc mẹ của anh Sáng cứ ngỡ đã trở thành bi kịch nhưng may mắn sao, vào thời điểm không ai ngờ đến thì “phép màu” đã xuất hiện, giúp anh tìm lại được cội nguồn của mình sau ngần ấy năm xa cách.

Mong rằng qua câu chuyện trên đây, những ai đang có cuộc sống yên ấm bên gia đình thì mong mọi người hãy luôn trân trọng những khoảnh khắc tuyệt vời ấy nhé!

Theo Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly/ Vietgiaitri

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *